ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ 1

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ

Nhắc đến miền quê Tây Nam Bộ là người ta nghĩ ngay đến miên quê thanh bình với món kẹo dừa ngon tuyệt vời. Không những thế nơi đây còn nổi tiếng có một loài vật độc đáo, chắc hẳn các bạn sẽ biết đến con đuông dừa với món ăn đặc sản đuông dừa ngâm nước mắm. Đuông dừa được liệt vào hàng đặc sản trứ danh của miền đất Bến Tre, nhìn thì hơi ghê nhưng nếu ăn được sẽ ghiền ngay bởi vị béo bùi, thơm ngon của món ăn này.

Vậy đuông dừa là con gì, chế biến làm món ăn hấp dẫn ra sao, hãy cùng Dạo Mát tìm hiểu qua bài viết sau:

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ

Đuông dừa (đuông chà là, mọt cọ đỏ, mọt cọ châu Á, bọ Sago hay ấu trùng Sago)

  • Danh pháp khoa học: Rhynchophorus ferrugineus là một loài côn trùng trong họ bọ vòi voi (Curculionidae)
  • Kích thước: Mỗi con đuông dừa trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 2,5 – 5cm, chiều rộng khoảng 1- 2 cm
  • Phân bố lãnh thổ: Đuông dừa sinh sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á. Ấu trùng của loài bọ này sinh sống chủ yếu trong thân cây dừa. Chúng cũng thích cây cau, cây chà là (một cây có họ hàng với cau, trồng để lấy quả), cọ Sago và được người dân địa phương coi chúng là một món ăn ngon và bổ dưỡng.
  • Đuông dừa hay sâu dừa là côn trùng có hại, đục khoét thân dừa. Đây cũng là nguyên liệu chế biến đặc sản miền Tây, rất khó tìm và đắt tiền.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ĐUÔNG DỪA

HÌNH DẠNG

Đuông dừa là ấu trùng của kiến dương. Con đuông dừa thực chất là 1 loại bọ cánh cứng nhưng đang ở trong giai đoạn ấu trùng, chưa hoàn thiện cơ thể.

Đuông có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, nhìn giống như 1 con sâu non và thân hình mập mạp, căng tròn, rất mềm mại và uyển chuyển. Đuông dừa trưởng thành, tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 cm đến 5 cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa) và vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.

Đặc điểm giới tính: Đuông đực và cái nhìn bề ngoài rất khó phân biệt và phải dựa vào đặc điểm vòi của chúng. Vòi con đực sẽ ngắn hơn vòi con cái và có một nhúm lông tơ màu vàng hoặc nâu sẫm nằm phía đầu của vòi. Con cái thì không có lớp lông này.

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ 2

VÒNG ĐỜI CỦA ĐUÔNG DỪA

Mỗi con đuông dừa sẽ trải qua 4 giai đoạn chính trong cuộc đời:

1. Trứng:

Sau khi giao phối, bọ kiến dương sẽ đục thân cây dừa và đẻ trứng vào trong đó. Mỗi lần, con cái có thể đẻ tới 200 trứng.

Trứng có hình màu trắng sữa, thon dài, trông như hạt gạo, dài từ 1 – 2,5 mm. Sau khoảng 3, 4 ngày trứng sẽ nở ra ấu trùng có màu trắng và không có chân (khác với ấu trùng kiến vương có 3 cặp chân), màu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu màu nâu đỏ.

2. Ấu trùng đuông dừa:

Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập.

Sau một thời gian, trứng sẽ nở ra ấu trùng, cũng chính là con đuông dừa. Đuông là dạng ấu trùng sâu, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của cây chà là dại, dừa, cau, đủng đỉnh, nói chung là các loại cây thuộc họ cau. Chúng sẽ đục khoét thân dừa, ăn cổ hũ để lấy chất dinh dưỡng và phát triển. Ở giai đoạn phát triển, chúng có thể đạt chiều dài từ 40 – 50 mm. Giai đoạn này, ấu trùng  sống từ 50 – 70 ngày trong thân cây trước khi hóa nhộng (Sẽ mất khoảng 2 tháng từ giai đoạn trứng đến khi thu hoạch đuông)

3. Nhộng:

Đuông có vòng đời khác một chút so với các loài bọ cánh cứng khác. Sau một thời gian lấy chất dinh dưỡng từ cây dừa, con đuông sẽ tự tạo kén, hóa thành nhộng. Tới giai đoạn này, ấu trùng cơ thể béo mập sẽ tạo một kén hình bầu dục (Cocoon) bằng các sợi xơ có trong thân cây (dừa, chà là) hoặc trong các bẹ lá trên ngọn. Trong cái kén này, con đuông mới chính thức hóa thành nhộng. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 15 – 20 ngày. Khi trưởng thành, nó chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình.

4. Trưởng thành:

Cuối cùng, nhộng dần hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, phá kén. Lúc này, đuông dừa lột xác trở thành bọ kiến dương. Vào mùa mưa, loài bọ này bắt đầu đi tìm kiếm bạn tình.

Đôi khi những con đực buộc phải giao đấu để tranh giành quyền giao phối với con cái. Sau khi giao phối, kiến dương cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa và dùng vòi đục lỗ thân cây dừa hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây hoặc thông qua các vết thương, lỗ hang do kiến vương đục trên thân cây, cuống lá trước đó để xâm nhập vào những phần mềm của cây. Khi vào bên trong, chúng đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng. Ngoài ra chúng cũng có thể đẻ trứng trực tiếp trên các phần mềm gần đỉnh sinh trưởng. Tiếp tục vòng đời hoàn thiện.

MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG CỦA ĐUÔNG DỪA

Đuông dừa dành cả cuộc đời mình để sống và đục khoét cây dừa. Vì vậy, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre – thủ phủ dừa của Việt Nam. Đuông sống trong thân cây dừa nên khá sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Nhưng loài vật này chỉ to bằng ngón tay hoặc con lớn thì bằng ngón chân cái, toàn thân màu vàng nhạt. Mà con nào cũng ứ sữa, béo tròn, mềm nhũn khiến cho nhiều người khi nhìn đã thấy sợ nói gì đến ăn. Tuy là ghê vậy, nhưng trong các nhà hàng sang trọng hay các quán nhậu, đuông dừa là món được khá nhiều khách hàng ưa chuộng.
Nếu muốn bắt loài côn trùng này, bạn chỉ cần tìm kiếm ở những cành dừa bị héo khô, nơi đuông đang phá hại. Chỉ cần áp tai vào cành dừa, bạn có thể nhận thấy tiếng đuông đục khoét lao xao bên trong. Mỗi cành dừa khô héo như thế có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm con đuông dừa. Người ta chỉ tìm được đuông khi thấy chòm lá trên ngọn dừa bị héo và đổ gục xuống.

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ 3

TÁC HẠI CỦA ĐUÔNG DỪA VỚI NÔNG NGHIỆP

Trong quá trình tồn tại và phát triển, đuông buộc phải đục khoét thân cây dừa và hút chất dinh dưỡng. Việc này kiến cành dừa dần khô héo, xơ xác và gãy đi, khiến cây ít ra trái hoặc ra trái nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.

Ấu trùng có hàm rất khoẻ, ăn mạnh và có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa. Khi mới nở ấu trùng đục, bào vào phía trong thân cây hoặc vào bó lá ngọn. Khi tấn công vào bó lá ngọn thì chúng cắn phá củ hủ, làm cho củ hủ bị hư thối, dẫn đến hư đỉnh sinh trưởng, các lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, cây chỉ còn những lá già xanh, rồi các lá già cũng từ từ rụng đi. Khi phát hiện thì đã muộn, cây dừa đã chết bởi đám sâu béo mũm mĩm đang bò bên trong đã đục rỗng ruột thân cây.

Quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều kén của sâu ở các bẹ lá ngọn thân. Nếu bị tấn công trên thân, cây vẫn còn sống, nhưng cho năng suất giảm. Trong trường hợp này trên thân thấy có nhiều lỗ đục nhỏ, đường kính khoảng 1-2 phân, có xác bã rơi ra ở mỗi lỗ đục và ít nhựa màu nâu rỉ ra, chảy dọc theo thân, có thể ngửi thấy mùi khai bốc ra từ các lỗ đục này do các mô bên trong bị lên men. Trường hợp nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.

Với những cây dừa bị đuông tấn công, phần ngọn sẽ chết, lá dừa khô héo. Áp tai vào thân dừa, bạn có thể nghe thấy tiềng xào xạo là do các ấu trùng đang ăn tạp bên trong. Đuông có thể gây hại cho cây dừa quanh năm, nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.

Thông thường hàng năm, cứ sau mùa giao phối, bọ kiến dương thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa vừa mềm vừa bổ cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết.

Lúc đọt thối ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe đuông rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ và một cây có hàng trăm con, những con mọc cánh có người bảo ăn được và ngon nữa là khác. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông.

CÁC MÓN ĂN ẨM THỰC TỪ ĐUÔNG DỪA

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Mặc dù, gây nên những ảnh hưởng xấu tới cây dừa nhưng con đuông lại đem đến giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe, vị thơm ngậy, ứ sữa.

Ngoài ra, đuông còn được xem là thần dược của phái mạnh, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cải thiện khả năng sinh lý.

Người ta cũng có thể dùng đuông dừa chữa dạ dày hiệu quả.

Trong đông y đuông rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt được coi là thần lực giúp tăng cường sinh lý, trị rối loạn cương dương, giúp đàn ông lấy lại được phong độ. Có thể thưởng thức đuông dừa bằng cách ăn sống với nước mắm hoặc ngâm với rượu thuốc để thêm phần bổ dưỡng.

Phát biểu trên Sức khỏe đời sống, bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng, Hội Đông y Hà Nội cho biết các món ăn từ đuông dừa có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100 g đuông dừa cung cấp 13g protein), canxi và vi khoáng…

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ 4

CHẾ BIẾN ĐUÔNG DỪA

Đuông dừa để có thể thu hoạch được cũng phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, tương tự như các loài sâu khác. Từ khi đẻ trứng, sau đó phát triển thành ấu trùng, đến nhộng và cuối cùng là kiến dương.
Trong suốt quá trình phát triển, phần bên trong của con đuông sẽ thay đổi liên tục. Phần thịt sẽ tăng lên và phần nước béo sẽ giảm dần. Vậy nên, nó sẽ có sự khác biệt giữa đuông dừa trưởng thành và đuông dừa non.
Vậy nên, tùy vào món ăn mà bạn muốn chế biến thì sẽ chọn các loại đuông dừa khác nhau. Đuông dừa trưởng thành sẽ to, thịt ngon. Đuông dừa non có phần nước béo, kích thước nhỏ.

Một trong những món ăn ngon và có cách chế biến vô cùng đơn giản chúng ta phải kể tên đến món đuông dừa sống mắm ớt. Đuông dừa tắm mắm thường thu hút người ăn bởi vị béo, ngọt tiết ra từ trong con đuông dừa. Vì vậy, đặc điểm khi chế biến món này, chúng ta phải lựa chọn những con đuông non, trắng sữa. Cách sơ chế rất nhanh, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát rượu, sau đó cho đuông dừa vào đó nhằm mục đích loại bỏ chất bẩn. Tiếp đến, rửa lại nước cho sạch. Pha sẵn một bán mắm ớt cay ngon và thả đuông vào trong để thưởng thức. Những con đuông dừa to tròn, mũm mĩn ngọ ngậy trong bát nhìn thật hấp dẫn. Chỉ cần gắp một con ăn thử chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút và không bao giờ quên. Vị ngọt, béo, bùi hòa quyện cùng vị cay của mắm ớt.

Đuông dừa ăn kèm mắm ớt được xem làm món ăn đặc sản. Trước kia, người dân cùng đất Nam Bộ thường lấy đuông để dâng, hiến tặng cho vua, triều đình. Ngày nay, đây là món ăn được nhiều người ưa chuộng.

Ấu trùng được coi là một món ăn trong nhiều khu vực ở nhiều nước Đông Nam Á với nhiều phiên bản biến tấu khác nhau. Chúng được coi là một đặc sản ở Malaysia và ở miền đông Indonesia gần Maluku, và Papua New Guinea. Vị của đuông được mô tả như kem sống, không giống như thịt xông khói hoặc thịt khi nấu chín. Chúng thường được chuẩn bị với bột cao lương. Tại New Guinea, sâu cao lương được rang để dành kỷ niệm dịp đặc biệt.

Chúng được ăn sống hoặc rang, và được coi là một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng đặc biệt nhất trong số các bộ tộc Sarawak như Melanau và Dayak, các bộ tộc người Asmat, người Korowai và Kombai dân tộc miền nam New Guinea cũng giữ ấu trùng này như một nguồn thực phẩm. Khi ăn sống thì phải ngắt đầu chúng ra vì chúng có thể cắn vào lưỡi. Ở Việt Nam, những ấu trùng này thường được ăn sống với nước mắm. Các phương pháp khác bao gồm nấu nướng và hấp, được ăn kèm với gạo nếp và rau sống hoặc nấu với cháo.

GIÁ TRỊ CỦA LOÀI VẬT NÀY

Đuông dừa, đuông chà là hiện đang là đặc sản được ưa chuộng ở các thành phố lớn. Trước đây nông dân thường bắt chúng cho gà ăn. Nhiều người sau đó ăn thử ấu trùng và thấy khá ngon. Quanh năm do ấu trùng chỉ ăn cổ hũ dừa nên thịt chúng có vị thơm của dừa kết hợp với vị ngậy của ấu trùng đã biến chúng thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng và khó kiếm.

Do không đáp ứng được như cầu tiêu thụ, nhiều gia đình quyết định nuôi thử tại gia, và nhiều người trong số đó đã thành công. Tuy nhiên việc nuôi đuông tại nhà bị cấm (chẳng hạn như tại Chỉ thị số 01/2015/CT-UBND của do Tỉnh Bến Tre ban hành) do có thể phát tán ra môi trường tự nhiên phá hoại các vườn dừa.

Trung bình một kg đuông dừa có giá khoảng 400 ngàn đồng, có những thời điểm hiếm hàng, giá đội lên 700 – 800 ngàn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức món đặc sản đậm chất miền Tây này.

5/5 - (3 votes)
CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart