KỸ THUẬT NUÔI CUA DỪA 1

KỸ THUẬT NUÔI CUA DỪA

Với cơ thể 30cm được hỗ trợ bởi đôi chân dài hơn 1m, loài cua dừa gây ấn tượng với nhiều người (được Charles Darwin mô tả là “quái dị”!) Là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới. Lần đầu tiên mình nhìn thấy chúng tại cửa hàng sinh vật biển miền Nam và ngay lập tức bị cuốn hút. Sau một cuộc tìm kiếm kéo dài, mình đã tìm được 2 con trưởng thành để nuôi. Chia sẻ cùng các bạn kỹ thuật nuôi cua dừa.

CHUẨN BỊ KHI NUÔI CUA DỪA

BỂ BƠI NUÔI

– Bể nuôi: Để nuôi loài này, đầu tiên các bạn cần có một bể nuôi theo đúng nghĩa đen, (chứ không phải loại bể kính nuôi cá đâu nhé)

Một bể nuôi tiêu chuẩn (cho 3 con cua dừa) sẽ có kích thước 3m*2m*1m với thành bể lát gạch trơn để cua không thể bò ra ngoài. Sàn bể cũng phải chắc chắn để không bị chúng đào lỗ trốn thoát (lưới sắt bao quanh bể cũng là giải pháp tốt) . Tùy vào số lượng cua dừa bạn nuôi và kích thước của chúng để chọn cho chúng chỗ ở thật thoải mái. Hãy chắc chắn rằng nắp đậy, thành bể đủ chặt để ngăn cua ra ngoài mà cũng phải đảm bảo rằng không khí có thể lọt vào, giữ độ ẩm cần thiết bên trong bể.

KỸ THUẬT NUÔI CUA DỪA 2

– Chất nền: Cát xây dựng với chiều dày tối thiểu 30cm trong bể.

Chất nền trong bể nuôi cua rất đa dạng miễn là nó có thể giữ ẩm, tơi xốp và đủ sâu để cua dừa có thể đào bới chui xuống ẩn nấp. Các bạn có thể dùng một số loại như cát biển sạch (Nếu dùng cát xây dựng thì các bạn nên rửa qua vài nước rồi phơi nắng cho khô), xơ dừa hoặc là rêu biển phơi khô. Rêu và bọt biển thêm để ngâm, giúp giữ độ ẩm trên 75%.Bể nuôi trải lớp cát cao ít nhất là gấp đôi chiều cao của con cua to nhất, chôn chìm chậu lan xuống cho chắc làm chỗ cho cua ẩn náu. Theo quan sát của mình nhận thấy một số người nuôi không dùng chất nền trong hồ hay chọn những loại chất nền quá cứng không đủ sâu để cua có thể chôn mình hoàn toàn, điều này thực sự sai lầm! Bể nuôi để nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp và mỗi ngày bạn phải dùng bình phun sương phun lên nền chuồng để duy trì độ ẩm cho bể.

Lưu ý: Cát không được quá khô, độ ẩm phải cao nếu không cua sẽ chết. Vì độ ẩm liên quan mật thiết tới việc trao đổi không khí của chúng. Nếu bạn để chuồng nuôi có nắng gắt trực tiếp chiếu vào hoặc nơi quá nóng, bạn sẽ làm chúng chết ngạt chứ không phải chết vì mất nước.

– Hòn non bộ, Cành gỗ lũa và đá để cua trèo lên. Hut lều để ốc trú ngụ vào ban ngày. Cua rất thích leo trèo và khám phá nơi ở. Chính vì vậy các bạn nên đặt các loại gỗ lũa, đá trang trí, cây giả để tạo một “sân chơi” cho chúng. Điều này có thể bị bỏ qua với nhiều người tuy vậy lại rất quan trọng bởi vì nếu cua không được “tập thể dục” mỗi ngày có thể chúng sẽ bỏ ăn và trở nên chậm chạp. Bạn có thể tận dụng những viên gạch ống xây nhà, sắp xếp sao cho hợp lý, nên đặt ở giữa bể để tránh cua bò lên. Tạo một vài hốc để tạo không gian riêng tư cho loài sống độc lập này.

Không nên trồng các loại cây cao trong bể, vì ốc có thể tiện bồ ra, nên là các loại cây cảnh bụi.

– Hai máng nước: Một máng chứa nước muối pha loãng, máng còn lại chứa nước ngọt. Đặc biệt lưu ý nếu sử dụng nước máy thì phải được khử clo nếu không sẽ gây chết ốc. Các bạn có thể tra trên mạng cách khử clo trong nước máy. Nước đóng chai cũng có thể được sử dụng nhưng hãy chọn các sản phẩm có thương hiệu vì hiện nay đôi khi nước đóng chai chỉ đơn giản là nước máy được đổ trực tiếp vào bình không qua xử lý.
– Máng thức ăn: Máng thức ăn có kích thước vừa phải, tránh để cua có thể bò vào, tha thức ăn quanh bể dễ gây thối mốc. Nếu trong bể có cả những chú cua to, nhỏ kích cỡ khác nhau thì các bạn nên dùng vài viên sỏi để phân chia máng thành nhiều phần tránh trường hợp chúng đánh nhau tranh giành thức ăn.

– Máng đựng rong biển, mai mực: Rong biển và mai mực rất tốt cho cua trong quá trình lột xác. Nếu không có mai mực bạn có thể tìm các sản phẩm có chứa canxi khác để thay thế miễn là nó đủ an toàn. Bạn có thể để chung vào máng đựng thức ăn cũng không sao.

– Tấm đậy bể: Nếu độ ẩm của bể quá thấp (dưới 50%), hoặc có hiện tượng cua trèo ra khỏi bể thì các bạn có thể dùng một tấm kính để đậy bể. Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên che kín 50% để gió có thể lưu thông vào. Một bể nuôi nếu quá kín có thể phát sinh nấm mốc gây hại vì ẩm ướt. Bạn cũng có thể dùng lưới mắt cáo.

DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN NUÔI CUA DỪA

– Đồng hồ đo độ ẩm: Thật may mắn bới vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất giống với môi trường sống của cua dừa ngoài tự nhiên. Tuy nhiên đối với khu vự miền Bắc có 4 mùa phân biệt thì mình khuyên bạn nên đặt thêm một chiếc đồng hồ đo độ ẩm trong bể (có thể mua ở các cửa hàng thiết bị y tế) để kiểm soát tốt nhất độ ẩm.

– Bình phun sương:

Không giống ốc mượn hồn, cua dừa là loài thở bằng phổi vì vậy không cần duy trì môi trường độ ẩm cao. Theo mình biết, cua sẽ hoạt động tốt ở độ ẩm 70 – 80% nhưng bạn chỉ cần giữ độ ẩm ở mức 70% là tối thiểu. Để tăng độ ẩm trong hồ mỗi ngày vào sáng sớm hoặc gần tối bạn nên dùng bình phun sương xịt nước vào bể để làm ẩm chất nền. Lưu ý là nước xịt vào cũng cần phải khử clo. Ngoài ra, theo nghiên cứu thì khi trời sắp mưa cua cũng trở nên “tăng động” hơn vì vậy bạn có thể thúc đẩy những chú cua dừa quá nhút nhát ra ngoài bằng cách này. Bình phun sương là dụng cụ để bạn tưới lên bể cua.

– Quạt thông gió: Vì bể nuôi ốc nằm dưới bề mặt, nên bạn có thể bổ sung oxi cho bể ốc bằng một chiếc quạt nhỏ, loại LocknLock hay dùng cắm máy tính cũng được.

– Nước ngọt: Các bạn có thể dùng nước đóng chai hoặc nước máy đã khử clo như nói trên. Còn với nước mặn các bạn pha với tỷ lệ 30g/1l nước. Máng nước có thể được thay 2-3 ngày một lần.

– Muối: Cua có nguồn gốc từ biển hay các hòn đảo nên chúng cần muối dù không sống trong nước biển. Tài liệu nước ngoài cũng nói nên cho thêm 1 máng nước muối để chúng ngâm, còn mình rắc muối trắng vào nền bể vào ban đêm, 1 tháng vài lần, cua sẽ nhặt muối và ăn luôn. Lí do là chúng cần muối để cân bằng chất trong cơ thể. Nếu thiếu muối chúng sẽ trở nên, chậm chạp, ì ạch và thích ngủ cả ngày. Thêm nữa rằng chúng cũng cần muối để lột xác, nếu cơ thể thiếu muối sẽ gây ức chế lột xác ở cua (vì là loài giáp xác nên chúng lột xác để lớn), khiến chúng không thể thoát khỏi bộ giáp cũ. Lí tưởng nhất thì các bạn có thể dùng muối hạt (muối biển nguyên chất).

– Đèn sưởi cho một đầu của bể: Vì sống ở quanh khu vự đảo đại dương xích đạo, hầu hết các loài cua cần duy trì nhiệt độ 28-30 oC ở đầu ấm của bể.

CHO CUA DỪA ĂN UỐNG

THỨC ĂN

Cua dừa là loài ăn tạp, chúng đòi hỏi cả thịt và thực vật trong chế độ ăn uống của chúng. Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi cho chúng ăn và sử dụng nước khử clo để làm điều đó. Luôn luôn làm mọi thứ bạn có thể để giữ cho ốc của bạn tránh xa clo. Thịt có thể sống hoặc nấu chín, hoặc thậm chí đông khô, nhưng tránh chất bảo quản (kể cả muối)

Cua dừa hoặt động cả ngày, nên bạn có thể chia 2 giờ ăn cho chúng, sáng lúc 10h, chiều khoảng 18h. Máng thức ăn nên được thay mỗi ngày, tránh thiu, mốc. Vì loài này ăn tạp nên thức ăn cho chúng cũng rất dễ kiếm. Nhưng không vì thế mà chúng có thể ăn một loại thức ăn mãi.

Thức ăn từ thực vật:
Cung cấp cho cua dừa một lượng vitamin và một số chất khoáng cần thiết như: Rau, cải, củ, quả, trái cây: Salad, Rau muống, Mồng tơi, Dưa leo/Dưa chuột, Cà chua, Cà rốt, Bí ngô, Ớt chuông, Chuối, Đu đủ, Xoài. Đặc biệt là cơm dừa nhé các bạn (Bạn có thể thả cả 1 quả dừa tươi vào, cho chúng tự dùng càng phá vỏ) Những loại trái cây ưa thích cho cua dừa: Thanh long ruột đỏ, khoai lang tím, dưa hấu giúp ốc lên màu đẹp hơn.

Thức ăn từ động vật:
Cung cấp cho cua một lượng protein. Chất sắt, chất béo và một số chất cần thiết như : Thịt,Thịt heo,Thịt bò,Thịt gà,Thịt . . .

Thức ăn từ thủy – hải sản:
Cua dừa cần canxi. Cách đơn giản nhất để cung cấp cho nó là thả một vài viên mực xuống sàn bể. Mực nang được bán trong phần thú cưng của cửa hàng thú cưng. Cá, Tôm, Mực, Cua đồng loại nhỏ, Giun, trùng chỉ, nang mực cung cấp canxi cho chúng lột xác.

Thức ăn nhân tạo:
Vì trên thị trường ở các cửa hàng thủy sinh không có các loại thức ăn chuyện dụng cho cua dừa, tuy nhiên bạn có thể đến tham khảo các loại thức ăn cho tôm hùm đều được. Những túi thức ăn thủy sinh này chứa hàm lượng bột cá, amino acid tổng hợp, khoáng chất hữu cơ, vitamin, các chất phụ gia dinh dưỡng đặc biệt.
Hỗn hợp dinh dưỡng hàm lượng cao chứa vi sinh vật hữu ích, enzyme bảo vệ đường ruột, phòng ngừa bệnh, giữ môi trường sạch.

Một ưu điểm của thức ăn nhân tạo loại này là có nguồn gốc thiên nhiên, được lựa chọn sàng lọc kỹ, không gây ô nhiễm nước, không độc hại, không gây tác dụng phụ, đảm bảo sự sinh trưởng và sinh sản của cua dừa.
Bổ sung vi sinh có lợi và enzyme nhằm nâng cao hiệu suất tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tăng khả năng miễn dịch đường ruột của cua dừa.
Viên thức ăn lâu tan trong nước phù hợp với tập tính ăn xé mồi dần dần của cua, giảm lượng dinh dưỡng thất thoát trong nước và không gây ô nhiễm nước.
Tăng cường sức đề kháng cho cưa dừa để chống chịu với mầm bệnh và các yếu tố bất lợi từ môi trường. Kích thích cua dừa bắt mồi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hỗ trợ cua dừa mau lớn, vỏ bóng mượt và mau cứng vỏ sau khi lột xác

NƯỚC UỐNG

Không giống như nhiều loài động vật, cua dừa cần hai loại bát nước: Một loại có nước ngọt và một loại có nước muối. Nước muối không thể được làm bằng muối ăn, vì có iốt trong đó. Cả hai cái bát cần đủ lớn để những con cua chìm cả vỏ xuống, dễ dàng bò ra để những con cua không bị chết đuối. Chúng thực sự sẽ chết đuối trong nước biển trong vòng chưa đầy một ngày. Một miếng bọt biển trong mỗi bát làm cho một chiếc bè an toàn thuận tiện.

KỸ THUẬT NUÔI CUA DỪA 3

CÁCH CHĂM SÓC CUA DỪA

Cua dừa có khá nhiều tập tính đặc biệt, điển hình như:

SỐNG ĐỘC LẬP

Cua dừa sống đơn độc trong các hang hốc, khe đá, tùy theo địa hình địa phương. Cua dừa trưởng thành sống đơn độc trong các khe hoặc hang. Họ tích cực bảo vệ sự riêng tư của họ; một con cua vào hang của con khác có nguy cơ trở thành một bữa ăn. Chúng tự đào hang trên cát hoặc đất tơi xốp. Vào ban ngày, con vật ở ẩn để giảm mất nước do nhiệt. Hang của cua dừa chứa những sợi vỏ dừa rất mịn và chắc mà loài vật này dùng làm chất độn chuồng. Trong khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng các lối vào bằng một trong những móng vuốt của nó để tạo ra vi khí hậu ẩm trong hang cần thiết cho các cơ quan hô hấp của nó. Ở những khu vực có nhiều cua dừa, một số có thể xuất hiện trong ngày, có lẽ để đạt được lợi thế trong việc tìm kiếm thức ăn. Những lần khác, chúng nổi lên nếu trời ẩm hoặc mưa, vì những điều kiện này cho phép chúng thở dễ dàng hơn. Chúng hầu như chỉ sống trên cạn, quay trở lại biển chỉ để thả trứng; trên đảo Christmas, chẳng hạn, B. latro có nhiều cách biển 6 km.

Khi cua dừa nổi lên để kiếm ăn, chúng giữ khoảng cách với nhau. Để duy trì không gian cá nhân, chúng sẽ sẽ thông báo sự hiện diện của mình bằng cách vẫy móng vuốt như một nghi thức.

Trong khi hầu hết các loài cua ẩn cư ăn theo đàn, cua dừa thường kiếm ăn đơn độc. Nếu có thể, chúng sẽ kéo thức ăn kiếm được vào hang để tránh đối đầu với các loài cua dừa khác.

Vì cua dừa có kích thước lớn hơn và khỏe hơn các loài cua ẩn cư khác, nên xung đột về thể chất giữa hai cua dừa có tỷ lệ thương tật và tử vong cao hơn. Ngoại trừ trong thời gian giao phối, chúng cố gắng giữ khoảng cách với nhau. Việc giao phối giữa cua dừa chỉ mới được chứng kiến ​​một lần, điều này đặt ra câu hỏi về nơi diễn ra cũng như tần suất nó xảy ra. Ở Palmyra, chúng tôi có cơ hội hiếm hoi nhìn thấy một con cái mang trứng của mình.

KỸ THUẬT NUÔI CUA DỪA 4

LỘT XÁC

Giống như các loài cua khác, cua dừa non bắt đầu cuộc sống lênh đênh trên biển. Sau khoảng một tháng ăn và lớn, chúng tìm thấy vỏ ốc và chuyển đến. Những chú cua dừa nhỏ mang theo ngôi nhà di động này khi chúng bắt đầu chuyển sang cuộc sống trên cạn. Khi một con cua càng lớn, vỏ của nó càng chặt – giống như một đôi giày cũ trên một đứa trẻ đang lớn nhanh. Con cua cần tìm một chiếc mai to hơn và thực hiện chuyển đổi nhanh chóng. Và ngôi nhà lớn hơn đó sẽ nặng hơn. Vì vậy, sau khoảng một năm sống trong vỏ sò, cua dừa thực hiện một cuộc thay đổi lối sống lớn. Nó bò ra và làm cứng các bộ phận của cơ thể từng được bảo vệ bởi lớp vỏ bằng cách mọc lại các lớp mô dựa trên canxi, một quá trình gọi là quá trình tái vôi hóa. Không có nhà cũ, nó không bị ràng buộc về kích thước.

Đây là quá trình quan trọng trong cuộc đời của cua dừa. Đừng làm phiền chúng vì lúc này chúng cực kì yếu ớt và dễ chết. Toàn bộ những bộ phận đã gãy của cua dừa sẽ được tái tạo lại khi chúng lột xác. Sau khi lột xác xong, chúng sẽ ăn cái xác cũ của chúng để bù lại phần canxi bị hao hụt. Một số trường hợp cua quá yếu, không đào được lỗ trên nền và lột xác ngay trên bề mặt thì bạn phải tách riêng ra và giữ lại cái xác cũ để chúng ăn, tránh trường hợp con khác ăn mất.

KẾT LUẬN

Cua dừa là loài sinh vật ít được nghiên cứu và chúng ta cần biết nhiều hơn về chúng — không chỉ vì chúng lạ thường và có nhiều điều để cho chúng ta biết về sinh học mà còn vì chúng ta muốn giữ chúng ở lại. Chúng có thể khổng lồ và được bọc lớp vỏ dày, nhưng chúng có thể dễ bị tổn thương. Cua dừa cần một thời gian cực kỳ dài để lớn lên — chúng có thể sống hơn 40 năm — và những kẻ săn mồi du nhập như chuột có thể gây hại cho những cá thể nhỏ hơn, trẻ hơn hoặc những con đang trong quá trình lột xác (khi cơ thể chúng mềm). Mất môi trường sống cũng đã gây ra sự suy giảm cục bộ ở một số khu vực. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê cua dừa là thiếu dữ liệu: Có nghĩa là, chúng tôi không biết đủ về vị trí và quần thể của nó. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm về những sinh vật tuyệt vời ở thế giới khác này.

5/5 - (2 votes)
CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart