Đối với ốc mượn hồn, vỏ ốc có vai trò rất quan trọng đôi với chúng. Nó có vai trò như một ngôi nhà, một tấm giáp bảo vệ phần bụng mềm của ốc và duy trì một độ ẩm thích hợp cho ốc. Vì vậy nếu một con ốc mượn hồn bò ra khỏi vỏ của mình thì điều đó thật sự rất đáng quan ngại. Có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này nhưng mình xin được liệt kê một số nguyên nhân phổ biến:
DO VỎ ỐC CŨ CHẬT CHỘI
Ốc mượn hồn lột xác và lớn lên, nó cần một chiếc vỏ mới tốt hơn để vừa với cơ thể nó.
Khi kích thước cơ thể của ốc mượn hồn ngày càng tăng trưởng, lớp vỏ cũ trở nên chật chội, không còn vừa vặn nữa. Giống như con người cần một chiếc áo mới, thì ốc mượn hồn cần một chiếc vỏ mới để thay thế. Đó là nguyên nhân chúng bỏ vỏ cũ, bò đi tìm một chiếc mới to hơn, thoải mái hơn.
Vì vậy trong quá trình nuôi, bạn cần chú ý đến sự phát triển của chúng. Khi lớn đến một kích thước nhất định, bạn cần chuẩn bị những chiếc vỏ mới để chúng thay vỏ.
Chiếc vỏ mới phải có kích thước lớn hơn so với vỏ hiện tại. Ốc mượn hồn sẽ kiểm tra và lựa chọn chiếc vỏ phù hợp nhất bằng cách dùng râu chạm quanh vỏ, rồi từ từ chui thử vào, cho đến khi lựa chọn được cái vỏ phù hợp nhất.
Điều đặc biệt khi ở môt trường tự nhiên, quá trình chui ra khỏi vỏ để thay vỏ mới diễn ra khá thú vị. Khi bầy ốc mượn hồn tìm thấy cái vỏ ốc phù hợp, chúng sẽ quây quanh vỏ ốc này. Lần lượt từ bé đến lớn sẽ chui thử vào chiếc vỏ, cho tới khi cả bầy ốc mượn hồn tìm được nhà mới.
DO ỐC MƯỢN HỒN BỊ RỤNG CHÂN, CẮN NHAU
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu trong bể nuôi quá chật hay vỏ ốc không đủ thì có thể xảy ra những trận chiến để giành quyền lợi giữa những con ốc và kết quả là có những con ốc thua trận, thoát chạy ra khỏi vỏ và trở nên vô gia cư. Nếu ốc của bạn chỉ mất một vài chân thì đừng quá lo lắng vì ốc sẽ hoạt động bình thường và mọc lại đầy đủ sau khi lột xác, còn nếu ốc quá nhiều chân trong thời gian ngắn thì chắc chắn ốc sẽ không thể tồn tại, lúc này bạn có thể tách ốc ra bể riêng để nó có thể thoải mái và ra đi một cách dễ dàng nhất.
Cách giải quyết đơn giản là bạn nên thiết kế một chiếc bể với số lượng vừa đủ và bổ sung đầy đủ vỏ ốc để tránh tình trạng này.
DO MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG BỂ NUÔI KHÔNG THUẬN LỢI
– Nấm và vi khuẩn:
Khi nấm và vi khẩn sinh sôi quá nhiều trong vỏ ốc, ốc mượn hồn có thể sẽ buộc phải rời bỏ “căn nhà” của mình. Để xử lý bạn có thể đun sôi vỏ ốc với nước muối đã khử clo, sau đó đặt vỏ ốc trở lại.
– Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp:
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là độ ẩm và nhiệt độ trong bể quá thấp hoặc quá cao. Độ ẩm trong hồ phải trên 70% và thấp hơn 92%, nhiệt độ cần được duy trì ở 27 – 30 độ C. Nhiệt độ quá cao hay độ ẩm thấp làm cho ốc nghẹt thở, vì vậy bạn nên cung cấp một môi trương trường phù hợp cho ốc sinh sống.
-Nguồn nước uống trong hồ của bạn phải được khử hoàn toàn clo, bao gồm cả nước ngọt, nước muối và nước phun vào bể.
– Kí sinh trùng:
Ve là loài động vật kí sinh trên cơ thể của ốc và hút máu. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cầm phần vỏ ốc để ốc lộ phần thân ra ngoài, sau đó hãy quan sát thật kĩ chân và càng để xem có những đốm trắng di chuyển không. Nếu có thì ốc đã bị ve. Cách chữa trị khá đơn giản là chuẩn bị một chậu nước muối loãng và bỏ ốc vào. Lưu ý là nước không được ngập vỏ ốc mà chỉ vừa ngập đủ phần chân để tránh gây nghẹt thở cho ốc.
CÁCH GIẢI QUYẾT
Khi thấy ốc mượn hồn bò ra khỏi bể, bạn hãy nhẹ nhàng uốn phần bụng của ốc và nhét ốc vào vỏ của mình một vài lần, nếu ốc không chịu vào bạn hãy rửa sạch hoặc đun sôi vỏ ốc rồi sau đó đem ốc cùng với vỏ vào một hồ nuôi riêng. Lưu ý là bể nuôi riêng phải có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Nếu nhà bạn có các loài vật như mèo hay chuột thì nên che, đậy lại vì khi ốc không có vỏ để bảo vệ thì nó rất sẽ bị tấn công và ăn thịt. Tôi đã từng mất con ốc như thể đấy nên các bạn hãy lưu ý nhé.