CÁC TẬP TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA ỐC MƯỢN HỒN 1

CÁC TẬP TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA ỐC MƯỢN HỒN

Tất cả chúng ta đều muốn gần gũi và chăm sóc thú cưng của mình, nhưng ốc mượn hồn không giống như một con chó hay con mèo. Việc thường xuyên cưng nựng gây căng thẳng cho chúng và chỉ nên diễn ra khi cần thiết cho việc chăm sóc. Nó không chỉ khiến chúng căng thẳng mà chúng cần được ở trong một bể nuôi thích hợp, ấm áp và ẩm ướt. Đưa chúng ra khỏi nơi có độ ẩm thích hợp khiến chúng khó thở và có thể làm hỏng mang. Ngay cả khi bạn sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới, tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế ở mức tối thiểu để tránh làm cho ốc của bạn bị căng thẳng quá mức. Ốc mượn hồn bị căng thẳng cũng có thể khiến chúng phát sinh những hành vi kì lạ, lột xác và thay vỏ là hai trong số đó

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc cần lưu ý đối với con ốc mượn hồn thú cưng của bạn:

ỐC MƯỢN HỒN LỘT XÁC

Ốc mượn hồn có bộ xương ngoài cứng ở phần trước của cơ thể và chúng cần định kỳ lột bộ xương đó để phát triển trong một quá trình gọi là lột xác. Chúng sẽ đào sâu vào lớp nền để làm điều này, xây dựng cho mình một cái hang để chúng có thể lột xác một cách an toàn. Quá trình này có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Nhìn chung, ốc nhỏ sẽ lột xác thường xuyên hơn, trong khi ốc lớn hơn có thể lột xác ít thường xuyên hơn và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, mỗi con ốc là khác nhau và không có cách nào để dự đoán chính xác mức độ thường xuyên của một cá thể sẽ trải qua quá trình lột xác hoặc trong bao lâu.

“Đừng đi tìm hoặc đào ốc mượn hồn lột xác. Làm như vậy có thể gây hại cho chúng”

Ốc mượn hồn lột xác thường xuyên khi chúng lớn lên nhưng thật đáng ngạc nhiên là rất dễ nhầm một con ốc lột xác với một con ốc mượn hồn đã chết.

Ốc lột xác trông khá khập khiễng và thiếu sức sống, cơ thể thường nhô ra khỏi vỏ. Đôi khi, với sự quan sát rất cẩn thận, bạn sẽ có thể nhìn thấy những vết rạch nhỏ từ cơ thể ốc ẩn khi nó đang lột xác, nhưng nếu không, rất khó để biết nó có còn sống hay không. Thêm vào đó, nếu ốc của bạn đã vùi mình trong cát và bạn không nhìn thấy chúng trong một thời gian, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi liệu chúng đang lột xác hay chúng đã chết ở đâu.

Nếu bạn không chắc ốc lột xác hay chết, Điều an toàn nhất có thể làm là chụp ảnh trước-sau trong 1 ngày để so sánh. Nếu có những khác biệt thì cứ yên tâm, còn không bạn hãy cứ chờ đợi. Nếu bạn quấy rầy một con ốc mượn hồn đang lột xác vào thời điểm quan trọng trong quá trình lột xác để xác định xem chúng có còn sống hay không, kết quả có thể gây bất lợi cho cả quá trình.

CÁC TẬP TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA ỐC MƯỢN HỒN 2

TRIỆU CHỨNG

Nếu ốc đang lột xác, bạn có thể nhận thấy rằng nó trông nhợt nhạt, ngấu nghiến thức ăn, cố leo lên các bức tường kính của bể hoặc loanh quanh ở gần nguồn nước của nó. Đây là những hành vi trước khi lột xác. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này và môi trường sống của ốc sạch sẽ và không có đông đúc, hãy để ý xem ốc có lột vỏ và xương ngoài trong vòng vài ngày hay không.

Nếu ốc của bạn không lột xác mà rời khỏi vỏ, thì có thể có vấn đề do môi trường không thích hợp hoặc căng thẳng do quá đông. Trong trường hợp này, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:

  • Bộ xương ngoài khô
  • Di chuyển lờ đờ
  • Nấm bên trong vỏ
  • Cát hoặc vật liệu lạ khác trong vỏ

Các triệu chứng của việc lột xác do căng thẳng gây ra khác với các triệu chứng của quá trình lột xác ở chỗ chúng cho thấy sức khỏe ốm yếu hoặc một vấn đề có thể được xác định (chẳng hạn như nấm phát triển bên trong vỏ của ốc). Những triệu chứng này có thể không nhận biết ngay lập tức khi lột xác, vì vậy hãy theo dõi ốc của bạn chặt chẽ trong vài ngày để xác định nguyên nhân chính xác và cần sự can thiệp.

Bảo vệ ốc mượn hồn của bạn bằng cách chuyển nó vào bể cách ly hoặc tách một phần môi trường sống của chúng. Khu vực cách ly nên có thức ăn, nước uống và khoảng 10cm chất nền để ốc có thể tự chôn mình và hoàn thành quá trình lột xác nếu cần.

ỐC LỘT XÁC TRÊN NỀN BỂ

Khi ốc mượn hồn trông không có sự sống và đang ở trong bể cách ly, hãy để chúng yên và quan sát xem điều gì sẽ xảy ra. Nếu ốc của bạn ở trong bể chính với những con ốc mượn hồn khác, đặc biệt là nếu chúng ở trên bề mặt, hãy cắt hai đầu của một chai nhựa 1.5 lít và thả nó xuống để bao quanh con ốc bằng hàng rào bảo vệ.

Đừng làm phiền một con ốc đang lấp ló trong vỏ mà hãy bảo vệ chúng khỏi những con ốc khác. Nếu chúng đang lột xác, ốc nên tiếp tục quá trình này đến khi hoàn tất mà không bị sự quấy rầy nào. Còn khi đã chết, chúng sẽ bắt đầu có mùi hôi trong vòng vài ngày. Một con ốc mượn hồn có thể mất đến 1 tháng để hoàn thành toàn bộ quá trình lột xác, vì vậy bạn sẽ biết trước thời điểm đó liệu chúng có còn sống hay không và những con ốc nhỏ hơn không mất nhiều thời gian để hoàn thành toàn bộ quá trình lột xác.

Nếu bạn tìm thấy thứ có vẻ là ốc chết trên bề mặt bên cạnh một chiếc vỏ rỗng, hãy quan sát kỹ hơn để biết đó có phải chỉ là một bộ xương ngoài hay không. Nếu nó rỗng và dễ vỡ vụn, đó là một bộ xương cũ và con ốc mượn hồn của bạn đã lột xác và chuyển sang một chiếc vỏ mới. Hãy quan sát nhanh một chiếc vỏ gần đó, bạn có thể tìm thấy con ốc lột xác của mình đang trốn trong ngôi nhà mới của chúng.

CÁC TẬP TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA ỐC MƯỢN HỒN 3

ỐC LỘT XÁC DƯỚI LỚP CHẤT NỀN

Việc chăm sóc hoặc xác định xem chúng có đang lột xác hay không sẽ khó hơn một chút đối với một con ốc đầm mình trong lớp chất nền. Hãy làm mịn cát xung quanh nơi ẩn náu của chúng và tìm kiếm các dấu vết để biết liệu chúng có ngoi lên kiếm ăn vào ban đêm hay không. Nhiều con ốc thường biến mất trong ngày nhưng những dấu vết xung quanh lồng vào buổi sáng sẽ cho bạn biết rằng chúng vẫn còn hoạt động. Nếu đã nhiều tuần kể từ khi con ốc tự chôn vùi mà bạn vẫn không chắc con ốc ẩn mình còn sống hay không, bạn có thể cẩn thận quét một chút cát xung quanh nơi ẩn náu của chúng để kiểm tra xem có mùi thối rữa hay không.

ỐC MƯỢN HỒN THAY VỎ

Không gây ảnh hưởng tới tính mạng ốc như lột xác, việc thay vỏ không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy có bất kì điều gì đó không ổn với con ốc mượn hồn. Những con ốc nuôi định kỳ bỏ vỏ khi chúng lớn lên và chuyển sang những chiếc lớn hơn. Tuy nhiên, các tình huống nguy hiểm có thể diễn ra trong lúc thay vỏ không kịp thời. Nếu không có vỏ, ốc mượn hồn dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài hơn, bộ xương ngoài của nó sẽ quá khô và ốc sẽ trở nên lờ đờ. Hơn nữa khi không có vỏ ốc, lớp thân trong mềm oặt rất dễ là mục tiêu cho những kẻ thù.

Việc thay vỏ xảy ra khi một con ốc đang lớn cần phải “đánh đổi” cả nhà ở và đôi khi là bộ xương ngoài của nó để phù hợp với kích thước cơ thể lớn hơn. Đây là một quá trình bình thường và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Khi điều này xảy ra, con ốc vô gia cư đột nhiên tiếp xúc với môi trường xung quanh, điều này có hại cho sức khỏe của nó.

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THAY VỎ ỐC

Căng thẳng, môi trường không phù hợp, vỏ không phù hợp (quá lớn, quá nhỏ, quá nặng), nấm hoặc kí sinh trùng đều có thể khiến ốc mượn hồn rời khỏi vỏ, chi tiết bao gồm:

  • Căng thẳng do bị cầm nắm
  • Độ ẩm, nhiệt độ môi trường sống quá thấp hoặc quá cao
  • Đánh nhau với những con ốc khác
  • Nấm phát triển bên trong vỏ (ốc có thể tích trữ các mẩu thức ăn bị mốc hoặc độ ẩm cao có thể khuyến khích nấm)
  • Nhiễm khuẩn, kí sinh trùng.
  • Vật chất lạ (như cát) bên trong vỏ

Không có quy trình chẩn đoán hoặc xét nghiệm chính thức nào để xác định nguyên nhân của việc tách vỏ, nhưng bằng kinh nghiệm quan sát ốc và đánh giá giai đoạn thay vỏ cũng như điều kiện môi trường sống của nó sẽ giúp bạn tìm ra điều gì đang xảy ra với con ốc mượn hồn của mình.

CÁCH XỬ LÍ

Khi một con ốc mượn hồn ra khỏi vỏ, nó sẽ căng thẳng và dễ bị tổn thương. Ốc của bạn cần sự bảo vệ khỏi những con ốc khác trong môi trường sống, cũng như một chút dỗ dành để nó quay trở lại vỏ.

Luôn luôn có sẵn vài chiếc vỏ rỗng, bao gồm một số kích thước khác nhau trong môi trường sống để thúc đẩy việc chuyển đến nơi mượn hồn mới dễ dàng. Những chiếc vỏ mới này ngoài kích thước phù hợp thì bạn nên làm sạch hoàn toàn chúng, cũng như vệ sinh sạch sẽ chiếc vỏ đã cũ để tái sử dụng. Một số con ốc khá đặc biệt về hình dạng của phần miệng và kiểu dáng của vỏ, vì vậy hãy cố gắng cung cấp những chiếc vỏ lớn hơn một chút với cùng kiểu dáng như ở “nhà” trước của chúng. Trước khi đặt vỏ mới vào môi trường sống, hãy rửa sạch chúng và phủi sạch các mảnh vụn, khử trùng trong nước sôi từ 15 đến 20 phút, lau khô và sau đó đảm bảo không có vật lạ bám vào bên trong. Sau khi vỏ được làm sạch, hãy phun sương với hỗn hợp nước muối biển khử clo, và thả chúng vào bể cùng với ốc cách ly của bạn.

Để ốc một mình trong môi trường sống tối tăm trong vài ngày. Sự hòa bình và yên tĩnh, sẽ giúp nó đủ yên tâm để sống thử trên một lớp vỏ khác. Những con ốc mượn hồn đã thay vỏ sẽ sống tốt nếu được cung cấp môi trường, thời gian và vỏ thích hợp để chọn một ngôi nhà mới. Tuy nhiên, nếu một con ốc bị căng thẳng không được chăm sóc chu đáo để cải thiện môi trường của nó, thì sức khỏe của nó có thể bị suy giảm và ốc có thể chết.

CÁC TẬP TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA ỐC MƯỢN HỒN 4

ĐẢM BẢO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO ỐC MƯỢN HỒN

Môi trường sống của loài ốc mượn hồn cũng yêu cầu một phạm vi nhiệt độ được quy định nghiêm ngặt từ 28-32độ C. Duy trì nhiệt độ này sẽ cho phép chất nền trong bể của bạn giữ nhiệt độ tương tự, làm cho ốc của bạn ấm khi chúng đào hang.

Để ngăn ngừa nhiễm nấm và vi khuẩn, hãy đảm bảo rằng môi trường nuôi ốc của bạn có luồng không khí dồi dào, luôn cho chúng ăn thức ăn tươi và loại bỏ hết thức ăn thừa trước khi chúng mọc nấm mốc. Làm sạch và bảo dưỡng cả giá thể và nước thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc hoặc tảo.

Sau đó hãy chăm sóc cẩn thận cho ốc và môi trường sống của nó. Để làm như vậy, hãy đảm bảo rằng bể ốc kín đáo, có độ ẩm lý tưởng từ 70- 80%. Độ ẩm rất quan trọng đối với sức khỏe của loài ốc mượn hồn, vì độ ẩm giúp chúng thở thông qua mang. Máy đo độ ẩm sẽ giúp bạn đảm bảo mức độ của bạn đang ở mức lí tưởng. Ngoài ra, bạn nên tưới nước cất ấm cho ốc vài lần một ngày để làm ẩm các mang ở hai bên cơ thể của nó.

5/5 - (3 votes)
CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart